Thiết kế văn phòng trong nhà xưởng

1. Lợi ích của thiết kế văn phòng trong nhà xưởng

Tích hợp thiết kế văn phòng trong nhà xưởng sản xuất thay vì tách rời là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ hiện nay. Kiểu thiết kế này không chỉ tối ưu chi phí, diện tích mà còn tăng tính đồng bộ, năng lực giám sát cho cho các hoạt động trong nhà xưởng.

1.1. Giúp giảm chi phí đầu tư

Khi thiết kế xây dựng văn phòng trong nhà xưởng, doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra chi phí thiết kế hệ thống vận hành: Điện, nước, làm mát… một lần duy nhất. Nhờ vậy tiết kiệm được đáng kể chi phí nhân công, vật liệu. Đồng thời tiết kiệm được thời gian thi công, từ đó giảm thiểu đáng kể tổng chi phí xây dựng.

1.2. Tận dụng tối đa diện tích sẵn có

Thông thường, khi tách khu văn phòng riêng, công ty lại phải quy hoạch một khoảng diện tích đất tách biệt, lối đi, khu tập trung cho nhân viên văn phòng riêng, nhân công nhà máy riêng… Vậy có những mục đích chung lại phải tách làm 2 khu vực riêng, gây lãng phí diện tích công trình.

Với thiết kế này bộ phận sản xuất trong nhà xưởng và bộ phận văn phòng sẽ sử dụng cùng một hệ thống giao thông, kho lưu trữ, canteen… Do đó sẽ tiết kiệm được đáng kể diện tích xây dựng và mở rộng được quy mô nhà xưởng.

Lợi ích của thiết kế văn phòng trong nhà xưởng

1.3. Tạo sự kết nối, thống nhất chỉ đạo từ cấp quản lý xuống khối sản xuất

Khi cần trao đổi về công việc với cấp trên, các nhân viên không cần di chuyển quá xa. Quá trình trao đổi diễn ra nhanh chóng, tại chỗ giúp nâng cao hiệu suất công việc. Các bộ phận nhanh chóng điều chỉnh sai sót và giải đáp thắc mắc khi cần thiết.

Đối với người quản lý, việc theo dõi tiến độ công việc sẽ dễ dàng hơn, đồng thời kịp thời báo cáo với cấp trên mà không phải chờ đợi thời gian di chuyển. Từ đó, mọi chỉ đạo sẽ được thực hiện đồng bộ, nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhờ thiết kế văn phòng trong nhà xưởng mà việc quản lý, giám sát hệ thống cơ sở hạ tầng và an ninh an toàn nhà xưởng cũng hiệu quả hơn nhiều khi tối giản được khoảng cách.

1.4. Tiết kiệm chi phí vận hành

Các hạng mục như đèn chiếu sáng, hệ thống điện, hệ thống camera giám sát, hệ thống thống báo,… được sử dụng chung khi xây dựng văn phòng trong nhà xưởng. Như vậy, các nhân viên thực hiện giám sát các hoạt động đó sẽ giảm bớt đồng thời dưới sự chỉ đạo kịp thời từ cấp trên, các hoạt động sản xuất sẽ hạn chế được sai sót, nhờ đó mà giảm chi phí vận hành.

1.6. Tiết kiệm chi phí nếu muốn mở rộng, sửa chữa văn phòng

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp sẽ không tránh được những thay đổi về nhân sự hay quy mô. Khi đó thay vì phải tốn kém chi phí thuê một văn phòng mới, hay xây dựng lại với quy mô rộng hơn, doanh nghiệp có thể thiết kế lại quy mô văn phòng theo tỷ lệ phù hợp với nhà xưởng.

2. Ưu thế của 2 loại văn phòng kết hợp với nhà xưởng phổ biến hiện nay

2.1. Thiết kế văn phòng lắp ghép bên trong nhà xưởng

Đặc điểm của thiết kế văn phòng lắp ghép bên trong nhà xưởng là loại văn phòng được bố trí tại cùng không gian với nhà xưởng. Hai khu vực này được ngăn cách với nhau bằng vật liệu cách âm và cách nhiệt như kính, cao su non cách âm chống rung, hay gỗ tiêu âm…

Thiết kế văn phòng lắp ghép bên trong nhà xưởng

Ưu thế của ghép văn phòng trong nhà xưởng:

  • Dễ dàng thay đổi quy mô: Văn phòng được xây dựng trên cùng một mặt bằng với nhà xưởng và thường diện tích văn phòng sẽ nhỏ hơn, phù hợp với lượng nhân sự làm việc. Do đó, trong những thời điểm cần nhiều nhân sự hơn, quy mô công ty lớn hơn, việc thay đổi quy mô văn phòng rất dễ dàng: Đó là nới rộng vách ngăn hoặc thu hẹp lại.
  • Tiết kiệm chi phí: Chỉ cần tạo vách ngăn để phân cách, vừa tiện lợi, thi công dễ dàng lại tiết kiệm chi phí xây dựng.
  • Thiết kế như vậy sẽ phù hợp với doanh nghiệp có diện tích nhà xưởng lớn và có nhiều không gian để bố trí các khu vực trên cùng một mặt bằng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể kết hợp cả kho chứa hàng trong khu vực sản xuất và khu vực văn phòng.

2.2.  Thiết kế nhà xưởng ở tầng trệt, văn phòng ở tầng 2

Đối với những doanh nghiệp muốn đảm bảo sự riêng tư cao nhất thì cách thiết kế văn vòng trên nhà xưởng là lựa chọn hợp lý. Thiết kế như vậy sẽ phân tách 2 khu vực chuyên biệt và được thông tầng với nhau bởi cầu thang.

Loại văn phòng này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Diện tích mặt bằng không quá lớn nhưng vẫn muốn có đầy đủ các khu vực. Bao gồm nơi sản xuất, văn phòng, nhà kho và các không gian phụ trợ cho nhân viên.

Ưu thế lớn nhất của cách thiết kế này chính là sự riêng tư:

  • Đối với công việc, nhân viên và các bộ phận vẫn có không gian làm việc tách biệt, yên tĩnh, mà việc di chuyển vẫn nhanh chóng và thuận lợi.
  • Đối với các doanh nghiệp cần tiếp đối tác tại xưởng, tầng 2 sẽ dễ thiết kế không gian tiếp khách hơn và chủ động hơn trong bàn luận công việc.

Thiết kế nhà xưởng ở tầng trệt, văn phòng ở tầng 2

Gọi điện thoại
0815.509.509
Chat Zalo